Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ HẠ HỌNG

 


Phát hiện sớm ung thư hạ họng.

Người bệnh nam 67 tuổi.

Khó chịu là nuốt vướng, nuốt đau bên trái cách vào viện 1 tháng.

Đã điều trị ở tuyến dưới không đỡ với chẩn đoán ban đầu nghi viêm họng cấp nhưng không đỡ, sau đó soi hạ họng thanh quản có nghi ngờ u hạ họng.

Người bệnh được khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TW ngày 10/9/2020.

Tổn thương vùng thành sau xoang lê trái nghi ung thư.

Sinh thiết được tiến hành trong ngày.

Kết quả ngày hôm sau : Ung thư biểu mô vảy không sừng hóa.

Các xét nghiệm cần làm thêm: Soi thực quản, dạ dày đánh giá có tổn thương ung thư khác không.

Chụp MRI (cộng hưởng từ) đánh giá xâm lấn khối U.

+ Nếu tổn thương chưa xâm lấn và lớp cơ của hạ họng thì sẽ được phẫu thuật bảo tồn bằng Laser +Nạo vét hạch cổ.

+ Nếu ung thư xâm lấn vào cơ hạ họng thì phải cân nhắc cắt toàn bộ thanh quản hạ họng.

BÀI HỌC VÀ LƯU Ý.

1. Cần khám sớm và nội soi Tai Mũi Họng để phát hiện ung thư sớm hạ họng cho tất cả các trường hợp nuốt đau, nuốt vướng kéo dài trên 2 tuần mà không tự khỏi hoặc đã điều trị rồi mà không khỏi hẳn.

2. Việc phát hiện sớm là hết sức quan trọng đối với Ung thư hạ họng giúp có thể phẫu thuật bảo tồn giữ được cơ quan phát âm là thanh quản.

3. Uống rượu và hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư thanh quản, hạ họng.



NGHE KÉM

 




NGHE KÉM

Bệnh nhi nam 14 tuổi.

Khám tháng 7 năm 2020.

Lý do không nghe được tai trái khi nghe Headphone.

Trẻ và bố mẹ cũng không biết xuất hiện từ bao giờ, chưa bao giờ trẻ nghĩ rằng mình bị nghe kém và bố mẹ cũng chưa bao giờ nghĩ con mình có nghe kém.

Nội soi tai mũi họng bình thường.

Đo thính lực: Tai phải nghe bình thường, tai trái điếc sâu (không nghe được gì với cả tiếng nói to).

Chụp cộng hưởng từ (MRI) phát hiện không có nhánh thần kinh ốc tai của dây VIII bên trái.

Chẩn đoán: Điếc sâu bẩm sinh tai trái do không có nhánh thần kinh ốc tai (thần kinh phụ trách chức năng nghe).

BÀI HỌC VÀ LƯU Ý

1. Hãy để ý xem trẻ có hay phải nghiêng 1 bên tai để nghe bố mẹ nói không? Hay phải hỏi lại khi nghe trong môi trường ồn? Nghe điện thoại, tai nghe một bên không nghe rõ hoặc không nghe được.

2.Hãy thử ngay với các trẻ lớn bằng cách nghe điện thoại hay tai nghe 2 bên xem có giống nhau về khả năng nghe ở 2 bên tai không?

3.Cần kiểm tra sức nghe tại cơ sở y tế có máy đo thính lực.

4. Chụp MRI là một trong các thăm dò tìm nguyên nhân, phải yêu cầu về kỹ thuật thăm dò từng nhánh trong dây VIII gồm phần ốc tai và tiền đình mới mong có thể đánh giá cụ thể được.

5. Nếu chụp MRI sọ não thông thường như hình cuối cùng thì không thể phát hiện ra tổn thương bẩm sinh không có nhánh ốc tai trong dây VIII.



KHÁNG SINH TRONG TAI MŨI HỌNG


 

KHÁNG SINH 

Bài viết dành cho cộng đồng và chỉ đề cập đến bệnh lý tai mũi họng.

Vì sao không nên tự dùng kháng sinh?

Để làm sáng tỏ câu hỏi trên cần trả lời làm thế nào để dùng kháng sinh cho đúng?

1. Lựa chọn kháng sinh

Có tác dụng đối với vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn gây bệnh không phải lúc nào cũng biết chính xác nhưng phải hướng tới khả năng vi khuẩn nào gây bệnh hay gặp. (vi khuẩn Gr-, Gr +, Kỵ khí, không đặc hiệu, trong hay ngoài tế bào, nhiễm trùng bệnh cộng đồng hay bệnh viện…).

Có khả năng xâm nhập vào mô gây bệnh, vào bên trong tế bào nếu cần. Cơ chế tác dụng của kháng sinh, thời gian tồn tại trong cơ thể, khả năng gây độc, tương tác với các thuốc khác.

Tình trạng người bệnh: Sinh lý (trẻ em, người già, phụ nữ có thai), bệnh lý (bệnh lý mạn tính gan, thận, dị ứng, suy giảm miễn dịch), trình trạng nhiễm trùng của người bệnh (cùng viêm tai nhưng ở giai đoạn nào, mức độ của giai đoạn đó…)

2. Mục tiêu của dùng kháng sinh không những điều trị khỏi bệnh mà còn phải sạch khuẩn để tránh tái phát.

3. Dùng kháng sinh nhiều hoặc không hợp lý dẫn đến quá trình chọn lọc của vi khuẩn nhằm kháng lại kháng sinh thông qua các men hoặc sự biến đổi về cấu trúc gen của nó.

4. Không phải cứ ho, sốt, chảy mũi là dùng kháng sinh vì đa số là do virus gây nên; nếu có dùng kháng sinh là trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn thường xảy ra ở những ngày sau quá trình nhiễm virus chứ không từ những ngày đầu do vậy hay mắc phải sai lầm dùng kháng khi ngay từ những ngày đầu không cần thiết, đến khi cần dùng kháng sinh thì lại dùng không đủ hoặc đã dừng tại.

5. Cơ chế tác dụng kháng sinh khác nhau phụ thuộc một loạt yếu tố liên quan đến nồng độ ức chế tối thiểu đối với vi khuẩn, nồng độ tối đa, tổng liều, dược động học, dược lực học, qua đó sử dụng cho đúng cách và phương pháp gia tăng tác dụng với từng loại thuốc.

6. Hiệu quả của kháng sinh phải đánh giá lại sau 48 giờ (khám lại bác sĩ hoặc tự theo dõi theo hướng dẫn) để quyết định dùng tiếp, thay thuốc hay tăng liều thuốc đang dùng.

7. Việc dùng kháng sinh phổ rộng cho lợi ích trước mắt nhưng đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có lợi khác cũng như tăng nguy cơ đề kháng.

8. Dùng kháng sinh tại chỗ dạng xịt, nhỏ mũi, khí dung làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc và tác dụng rất ít trong điều trị.

9. Dùng kháng sinh còn phải liên quan đến sự phân bổ vào mô nhiễm trùng (ví dụ viêm tai giữa ứ mủ trong hòm tai nếu dùng kháng sinh mà tỷ lệ bên ngoài tế bào ít hơn và chủ yếu chui vào trong tế bào thì không phù hợp).

10. Giá cả và hàng chính hãng hay không chính hãng cho dù cùng hoạt chất.

Còn rất nhiều thông tin khác cần cân nhắc trước khi dùng kháng sinh

THÔNG ĐIỆP

1. Quý vị không nên tự mua kháng sinh dùng cho bản thân mình và cho người thân.

2. Cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để quyết định có phải dùng kháng sinh không và nếu dùng kháng sinh thì dùng loại nào và dùng như thế nào.

3. Bác sĩ kê kháng sinh cần nắm vững những kiến thức nêu trên.

 

Đăng ký để nhận bài viết mới

liên hệ hỗ trợ

Email us: hotro6t@gmail.com

Our Team Memebers