Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

KHÀN TIẾNG TRẺ Ở TRẺ EM

 


KHÀN TIẾNG TRẺ EM #cộngđồng

Bệnh nhi 12 tuổi đến khám vì khàn tiếng.

Khàn tiếng từ 2 năm nay theo từng đợt nhưng giọng không trở về bình thường được.

Đợt này 2 tháng nay khàn tiếng tăng nhiều, nói khó khăn.

Trẻ nói nhiều ở trường nhất là khi chơi thể thao (đội trưởng đội bóng đá).

Khám:

+Thanh quản có viêm dày 2 dây thanh, tai, mũi bình thường.

+ Giọng khàn nhiều, gắng sức khi nói, thói quen cố gắng nói to để ra tiếng.

Chẩn đoán: Viêm dày dây thanh 2 bên có rối loạn giọng căng cơ.

Điều trị:

+ Tư vấn sử dụng giọng nói cho đúng, tạm thôi đội trưởng đội bóng đá.

+ Luyện giọng theo chỉ dẫn.

+ Điều trị nội khoa phối hợp.

THÔNG ĐIỆP.

1. Khàn tiếng ở trẻ em cần soi thanh quản đánh giá có tổn thương lành tính không (u nhú thanh quản, u máu, các tổn thương bẩm sinh khác…)

2. Khàn tiếng hay gặp ở trẻ em do nói nhiều, hét nhiều khi chơi cùng với các bạn, đặc biệt nhóm tham gia quản lý lớp hay phụ trách các hoạt động ngoại khóa.

3. Khàn tiếng không chỉ do các tổn thương trên dây thanh mà chúng ta nhìn thấy còn do cách phát âm sai, co thắt các cơ bên trong và ngoài thanh quản do vậy khi điều trị cần loại bỏ thói quen sử dụng giọng sai, luyện giọng và điều trị nội khoa.

4. RẤT HIẾM khi phải can thiệp phẫu thuật với các tổn thương thanh quản do sử dụng giọng sai trừ có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau khi cân nhắc mọi khía cạnh.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

KHÁM TAI MŨI HỌNG TỔNG THỂ

 


VÌ SAO PHẢI KHÁM TAI MŨI HỌNG TỔNG THỂ #cộngđồng

- Người bệnh đến khám vì khàn tiếng, làm nghề bán hàng ở chợ đầu mối phải nói nhiều.

- Mũi – viêm xoang: Mủ chảy ra trực tiếp từ khe giữa (hình 1) có thể từ xoang hàm, xoang sàng, xoang trán bên trái.

- Mủ có thể chảy ra phía sau qua vòi tai (Vòi Eustache) có thể gây viêm tai.

- Mủ chảy xuống họng đọng ở thành sau họng (hình 2) gây viêm họng.

- Thanh quản có hạt xơ rất nhỏ do thói quen sử dụng giọng nói không đúng (nói to, nói nhiều, nói cố…) kết hợp với viêm nhiễm từ họng có thể gây viêm thanh quản hoặc phối hợp với trào ngược dịch dạ dày lên vùng họng, thanh quản.

THÔNG ĐIỆP

1. Khám tổng thể Tai Mũi Họng cho dù chỉ khó chịu ở 1 cơ quan do có sự liên quan đến nhau.

2. Nên đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng nội soi chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Khàn tiếng cần điều trị: Thay đổi thói quen sử dụng giọng sai, luyện giọng, điều trị các viêm nhiễm kế cận hoặc trào ngược họng thanh quản. Phẫu thuật chỉ thực sự khi cần thiết.

 

Đăng ký để nhận bài viết mới

liên hệ hỗ trợ

Email us: hotro6t@gmail.com

Our Team Memebers