Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

CHẬM NÓI #cộngđồng

Trẻ nam 6 tuổi, sinh năm 2015, tới khám ngày 20/11/2021.

Quốc tịch Hàn Quốc, sống tại Hà Nội cùng bố, mẹ được 4 năm.

Lý do chậm nói, hiện tại chỉ nói được 10 từ.

Ngôn ngữ dùng trong gia đình tiếng Hàn Quốc, đi nhà trẻ khi không có dịch tại trường cho trẻ Hàn Quốc tại Hà Nội.

Bố mẹ chưa cho trẻ đi khám ở đâu.

Khám Tai Mũi Họng bình thường, trẻ ăn uống, la hét bình thường.

Đánh giá trong trường tự do trẻ không hợp tác, không đánh giá được khả năng nghe của trẻ.

Nhĩ lượng bình thường 2 tai.

Phản xạ cơ bàn đạp xuất hiện 2 tai ở cường độ 80-90dB.

Âm ốc tai (TEOAE, DPOAE), bình thường 2 tai.

Chẩn đoán không nghĩ tới chậm nói do nguyên nhân nghe kém. Nghĩ tới căn nguyên tâm bệnh.

Xử trí khám chuyên khoa tâm bệnh cho trẻ em.

THÔNG ĐIỆP

1. Chậm nói có thể do nghe kém, bệnh lý cơ quan cấu âm (họng, miệng, lưỡi, môi, mũi…), tâm bệnh, do quá cưng chiều hoặc bị bỏ bê quá mức.

2. Đi khám sớm khi không phản ứng với âm thanh, không đáp ứng với trò chuyện của bố mẹ, không bi bô học nói lúc được 12 tháng tuổi, không nói được từ nào lúc 2 tuổi.

3.Cần phối hợp chuyên khoa Tai Mũi Họng, Nhi khoa để đánh giá khả năng nghe, cơ quan cấu âm, trình tạng trí tuệ, hành vi, giao tiếp, khả năng tập trung…





Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Ù TAI, NGHE KÉM

 



Ù TAI, NGHE KÉM #cộngđồng

Người bệnh nữ, sinh 1999 tới khám ngày 10/11/2021

Nghe khó đặc biệt trong môi trường ồn và cảm giác đau đầu khi nghe các âm thanh lớn xuất hiện 2-3 năm nay, có xu hướng tăng lên.

Khám nội soi tai mũi họng bình thường.

Đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, thính lực, ngưỡng nghe khó chịu.

Nhĩ lượng bình thường, phản xạ cơ bàn đạp có ở 2 tai.

Nghe kém tiếp nhận 2 tai giống nhau, mức độ trung bình, ngưỡng nghe vùng tần số giao tiếp (500, 1000, 2000Hz) là 50dB cả 2 tai (Bình thường 15-20dB).

Ngưỡng khó chịu 100dB (bình thường 110-120dB).

Chẩn đoán: Nghe kém tiếp nhận 2 tai mức độ trung bình (50dB), tần số cao nghe kém hơn tần số trầm. Ngưỡng đau thấp hơn bình thường. Khoảng nghe của bệnh nhân bị thu hẹp trong khoảng 50-100dB (Bình thường là từ 20-110dB hoặc 20-120dB).

Điều trị: Không thể chữa được bằng thuốc, châm cứu, đông y, hay phẫu thuật.

Không có thuốc bổ có thể làm tăng thính lực.

Tư vấn bảo vệ tai và dùng máy trợ thính nếu cần.

Nguyên nhân không chữa được: Tổn thương tế bào thần kinh ốc tai từ lâu, cho tới nay trên thế giới không có phương pháp chữa.

THÔNG ĐIỆP

1.Nên đi khám sớm ngay khi có nghe kém, ù tai vì nếu có tổn thương ốc tai thì có thể điều trị kịp thời.

2. Dấu hiệu nghe kém: Không nghe rõ trong môi trường ồn, nghe thấy tiếng nói nhưng không rõ người khác nói gì, hay phải hỏi lại người khác nói gì, nghe tivi phải bật to hơn bình thường, ù tai (có tiếng kêu trong tai)…

3. Dấu hiệu đau tai, đau đầu khi nghe âm thanh lớn mà người khác nghe thấy bình thường có thể là 1 dấu hiệu bị nghe kém.

 

Đăng ký để nhận bài viết mới

liên hệ hỗ trợ

Email us: hotro6t@gmail.com

Our Team Memebers