Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

chóng mặt




- Rối loạn thăng bằng có thể chia làm 3 loại:
+ Chóng mặt chủ quan: Các đồ vật quay xung quanh mình.
+ Chóng mặt khách quan: Các đồ vật đứng im, bệnh nhân cảm giác quay.
+ Mất thăng bằng: Cảm giác mất thăng bằng như đi trên thuyền
- 3 bệnh lý chóng mặt cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng: chóng mặt đơn thuần không kèm theo các triệu chứng khác, chóng mặt có triệu chứng về tai ( đau tai, ù tai, nghe kém, chảy tai...), chóng mặt có kèm theo liệt mặt.
- 3 bệnh lý chóng mặt hay gặp trong tai mũi họng : VPPB, Meniere, viêm dây thần kinh tiền đình. Ngoài ra còn có thể do biến chứng bệnh lý viêm tai ngày càng ít gặp hơn.
- 3 câu hỏi phải trả lời trước bệnh nhân chóng mặt: có cấp cứu không, có thuộc lĩnh vực tai mũi họng không, nếu có thì thuộc nhóm bệnh nào.
- 3 việc không được bỏ qua khi khám tiền đình tại chuyên khoa Tai Mũi Họng: nội soi, đo thính lực, khám phát hiện VPPB . Tất nhiên phải hỏi bệnh và thăm khám đầy đủ.
- 3 dấu hiệu nghĩ tới chóng mặt do VPPB: chóng mặt đơn thuần không có dấu hiệu khác, thời gian chóng mặt ngắn khoảng 1 phút, liên quan đến tư thế của đầu hay gặp lúc nằm xuống hoặc từ nằm sang ngồi dậy.
-3 bệnh lý ống bán khuyên gây ra VPPB theo thứ tự gặp giảm dần: ống bán khuyên sau, ngang, trên.
- 3 nghiệm pháp hay sử dụng điều trị VPPB: Epley, Semont cho ống bán khuyên sau, BBQ cho ống bán khuyên ngang. Ngoài ra còn Gufoni và các phương pháp khác.
- 3 câu hỏi phải trả lời khi đã xác định chóng mặt thuộc Tai Mũi Họng: có cấp cứu không, bệnh lý gì,  bên tổn thương.
-3 câu hỏi chi tiết cần trả lời tiếp: vị trí tổn thương, nguyên nhân, dạng tổn thương (kích thích, hủy hoại)
-3 điều muốn truyền tải tới đồng nghiệp: thay đổi quan điểm và nhận thức về bệnh lý tiền đình thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng đến 80%, lan tỏa và trao đổi nâng cao chuyên môn, sẵn sàng dành thời gian và trí tuệ giúp bệnh nhân tiền đình.
- 3 nhóm bệnh lý hay nhầm lẫn với tiền đình: tim mạch, thần kinh, rối loạn chuyển hoá ( sẽ có phần viết riêng).
- 3 điều nhớ thêm: bệnh lý chóng mặt ít khi điển hình như lý thuyết, vì vậy càng khám nhiều bệnh thì càng có nhiều kinh nghiệm, có thể mang lại niềm vui rất lớn cho bệnh nhân và chúng ta.
- 3 nhóm bệnh chóng mặt phân chia theo thời gian: kéo dài khoảng 1 phút, kéo dài khoảng 24-48h, kéo dài vài ngày- tuần.
-3 cơn chóng mặt cần khai thác: cơn đầu tiên, cơn điển hình, cơn hiện tại.
- 3 điều muốn tiếp cận bệnh lý tiền đình: giải phẫu sinh lý nắm rõ, đơn giản hoá và ứng dụng vào lâm sàng, điều trị theo khả năng nghĩ tới nhiều nhất không mong đợi tất cả các ca bệnh đều điển hình.

Vệ sinh giọng nói




CHƯƠNG TRÌNH VỆ SINH GIỌNG NÓI
1. Những việc không nên làm:
- Nói quá nhiều hoặc hát ngoài thời gian làm việc
- Nói nhanh
- Nói to, nói trong môi trường ồn (trong lớp học, quán bar, phố ồn ào)
- Nói hoặc hát với giọng quá cao hay quá thấp.
- Cố nói thầm
- Ho nhiều
- Nói trong tâm trạng lo lắng
- La hét
-Tạo ra các âm thanh lạ hoặc phát âm căng thẳng
- Hút thuốc lá
- Thức ăn và đồ uống làm kích ứng giọng: thức ăn đồ uống quá nóng, quá lạnh, đồ rán, thức ăn nhiều gia vị, rượu, cà phê, chè…
- Ăn quá nhiều trước giờ đi ngủ
- Các hoạt động vui chơi giải trí nguy cơ cao: hát karaoke, hò reo cổ vũ môn thể thao…
- Tiếp xúc với môi trường bên ngoài kích thích giọng như tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi, nóng, lạnh.
2. Cách sử dụng giọng đúng
- Hạn chế nói, hát ngoài thời gian làm việc.
- Nói chậm
- Tránh nói to nơi ồn ào, dùng các giải pháp thay thế để làm giọng khỏe hơn  (dụng cụ trợ giảng, loa..).
- Tránh việc phát âm làm căng dây thanh: nói với giọng rất cao hoặc rất to, tạo ra các âm thanh lạ, hắng giọng)
- Uống nhiều nước hơn
- Tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài có hại cho giọng nói
- Hạn chế dùng các thức ăn và đồ uống kích ứng.
- Duy trì sự ổn đinh về cảm xúc khi nói
- Tránh ăn trước khi ngủ, 3 tiếng trước ngủ không nên ăn, uống nước bình thường.
- Giảm việc lạm dụng giọng
LƯU Ý: Cần thay đổi thói quen sai khi sử dụng giọng để giải quyết gốc rễ vấn đề và tránh tái phát.

Bệnh giọng nói




Bệnh giọng nói có nhiều biểu hiện khác nhau: Khàn tiếng, khó nói, giọng run, giọng thở, giọng ngẹt...
Nguyên nhân có thể do tổn thương cơ năng và thực thể hoặc phối hợp.
Cần khám để loại trừ các tổn thương ác tính.
Bệnh lý  lành tính hay gặp: Hạt xơ dây thanh, Nang dây thanh, Polyp dây thanh, viêm dày dây thanh...
Điều trị phải đồng thời phối hợp:
+ Hướng dẫn sử dụng giọng đúng, 
+ Luyện giọng, 
+ Điều trị nội, ngoại khoa.
LƯU Ý: Tất cả khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần phải đi khám Tai Mũi Họng để kiểm tra thanh quản.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Trẻ Chậm nói.



Trẻ chậm nói có các nguyên nhân hay gặp:
1. Do nghe kém.
2. Rối loạn tâm thần, trí tuệ ( tự kỷ, tăng động, kém tập trung, bại não...).
3. Do cơ quan cấu âm (thanh quản, họng, miệng, răng, lưỡi, môi...)
Do vậy:
Khi gặp trẻ chậm nói phải làm sáng tỏ 3 nguyên nhân trên, không chỉ vì đã tìm thấy có 1 nguyên nhân rồi mà không tìm nguyên nhân khác.
Đã có trường hợp phối hợp nghe kém đồng thời có tự kỷ hoặc chậm phát triển trí tuệ kèm theo.
Khi can thiệp cho trẻ phải đồng thời giải quyết đồng thời các nguyên nhân.
NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG KHI CAN THIỆP.
- Sớm nhất theo khuyến cáo.
- Kiên trì- Phục hồi chức năng cần đi đường dài.
- Vai trò quan trọng của gia đình
- Thành công= áp dụng công nghệ phù hợp, dùng thuốc phù hợp (nếu cần) + Môi trường để trẻ nghe tốt nhất.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Khỏe- Tâm- Trí- Tiền




Sức khỏe để ta có thể làm việc.
Tâm sáng để ta có thể làm điều tốt.
Trí tuệ giúp soi sáng con đường ta đi.
Lực mạnh giúp ta có thể làm điều mình mong ước

 

Đăng ký để nhận bài viết mới

liên hệ hỗ trợ

Email us: hotro6t@gmail.com

Our Team Memebers